Ratings1
Average rating5
Reviews with the most likes.
Lay by me
And we'll erode
As gently as we can
Into twilight
trong một cuộc phỏng vấn, Hwang Jungeun giới thiệu đây là câu chuyện được kể bởi một người anh trai không thể gọi tên em trai mình, hay, thay vì gọi tên em trai người anh đó đã kể câu chuyện nàyngười kể tự xưng là Alicia, đến từ Komori – một ngôi làng giáp khu đô thị, ngổn ngang, nhếch nhác, thảm hại và tàn bạo; một ngôi làng của những sự bị bỏ rơi, của những dự án hão huyền và những dân làng bám vào sự hão huyền ấy để sống qua ngày, hoặc để thoi thóp chờ một sự sụp đổ từ từ diễn ra; một ngôi làng nay đã không cònở đó từng có gia đình của Alicia với người cha tuy chọn nghĩ rằng mọi tồn tại sinh ra trên đời đều có giá trị nhưng lại luôn khuất mặt khi vợ ông chọn vung những cái tát cú đấm hung bạo nhất cùng những ngôn từ ác độc nhất vào hai thể tồn tại do chính họ tạo ra - Alicia và cậu em trai ngốc nghếch của Alicia; từng có đàn chó được gia đình Alicia nuôi để bán hoặc thịt ăn dần; từng có cây ngân hạnh cao vút nhờ được bón bởi bao xương, da, thịt, lòng phèo phổi chó; từng có Komi người bạn duy nhất của Alicia, cũng là người duy nhất hiểu những vết bầm tím của Alicia, cùng Alicia lên phố tìm cách liên lạc với họ hàng và tìm sự trợ giúp từ chính quyền, dĩ nhiên, trong vô ích; từng có nhà máy nước thải ban cho Komori mùi xú uế thường trực và đặc trưng; từng có những ngôi nhà được tạm bợ xây lên hòng thu về tiền bồi thường; từng có những câu chuyện ngày một kỳ dị về thiếu niên tên Alice mà Alicia thường kể cho em trai nghe...còn bây giờ Alicia ở đây, một nơi không phải Komori, cải nữ, lang thang giữa phố thị xa hoa, để bộ dạng thảm hại, để mùi xú uế khó chịu, để những dấu vết của bạo tàn len lỏi chạm đến bạn, khiến bạn nhăn mặt ghê tởm, khiến bạn né xa nhưng sẽ bám dính lấy bạn không buông, chình ình trước mắt bạn không rời, dù bạn sẽ (tìm cách) quên ngay, và mọi thứ cuối cùng cũng đều sẽ biến mấtnhưng bây giờ, ở đây, cho đến ngày tất cả kết thúc và biến mất, bạn sẽ cùng Alicia đau đớnso với tiểu thuyết đầu tay vốn đã khá cô đọng thì tiểu thuyết thứ hai, mà xin được tạm dịch là Alice (ở xứ sở?) tàn bạo, của Hwang Jungeun phải nói là đặc quánh, nhiều lúc tới nghẹn thởở đây, mọi nét đặc trưng (mà tôi thích) ở văn chị - giọng văn dửng dưng (đặc biệt cảm xúc càng lên cao trào giọng chị càng dửng dưng hay vì dửng dưng nên càng đẩy cảm xúc tới ngưỡng như luôn chực bùng nổ, hay cả hai?), hội thoại lẩn khuất, ngôi kể liên tục luân chuyển, những chuyện kể huyền ảo đan xen - sau Một trăm cái bóng và hai tập truyện ngắn tiếp sau - dường như đã được nung thành một khối đậm đặc nhấtvà chính bằng những huyền ảo được nhào nặn gai góc nhất cùng những hiện thực được xào xáo lẫn lộn nhất, Alice lại trở thành tác phẩm "sát đất" nhất của chị tính tới thời điểm đóchỉ vỏn vẹn 162 trang (tiếng Hàn) nhưng cuốn sách này vừa nặng nề lại vừa đầy sức nặng hãy thử làm một phép so sánh (hẳn là hơi) khập khiễng, Jeong You Jeong cần tới gần 500 trang để viết về ngược đãi động vật, bạo lực gia đình, tính người tha hóa, mưu đồ chính trị blabla... mà viết đã không những không hề hay lại còn... sến đến lố bịch (?!) và sống sượng như xem báo mạng/trệu trạo nhai tút mì ăn liền/ngáp ngắn ngáp dài coi k-drama thập niên 90 (thề luôn mấy cái trope trong này k-drama bây giờ cũng không thèm xài nữa rồi má), trong khi đó chỉ cần chưa tới một nửa lượng chữ đó Hwang Jungeun đã đâm thẳng tới tất cả những vấn đề đó ở góc nhức nhối nhất bằng một thứ văn chương không bao giờ chịu dễ dãi và không dễ an phận với một cái kếtAlice ở xứ sở tàn bạo có lẽ là một tác phẩm buộc phải viết và phải có của Hwang Jungeun, như chính chị từng thừa nhận đây là tiểu thuyết đã tiêu tốn của mình rất nhiều sức lực và bản thân chị cũng cảm thấy nặng nề khi đọc lạinó gợi cảm giác cấp bách như leo lên một con dốc - với Alicia đi trước dẫn đường chốc chốc lại quay ra sau hỏi "Bạn đến đâu rồi?" vừa như thúc giục vừa như nài kéo người đọc cùng về Komori - mà sau khi vượt qua (một cách xuất sắc), ở những tác phẩm sau này Hwang Jungeun đã hoàn toàn thoải mái, làm chủ và thong thả giữa văn chương của mình nói thêm một chút về ngôn ngữ văn Hwang Jungeun mà tôi rất thích, vì rất gần với văn nói nhưng không hề suy giảm tính văn chương - điều không phải nhiều nhà văn Hàn Quốc làm được, họ hoặc sẽ biểu diễn một thứ văn cực kỳ màu mè/mô phạm hoặc sa vào cảnh nhét thoại vào mồm nhân vật nghe rất kịchtôi đọc được ở đâu đó rằng Hwang Jungeun từng theo học một khóa sáng tác rồi bỏ ngangtrong các bài phỏng vấn sau này, chị cũng không ít lần thể hiện quan điểm đề cao và muốn khám phá, khai thác triệt để ngôn ngữ (nói) thường ngày với tất cả sự nhàm chán, vô vị, vô nghĩa, trần trụi và bạo lực của nóvì thế đọc văn của Hwang Jungeun rất dễ gặp những câu, từ được lặp đi lặp lại, đến mức có lúc ta nghe như mang một nghĩa khác hẳn hay hoàn toàn trở nên vô nghĩaở Alice, được nhắc lại nhiều nhất là một câu chửi: Đ.Mẹ, nhưng chỉ khoảng 1/3 số đó thực sự là để chửi, còn lại được tác giả nâng lên thành một trạng thái - cảnh giới của sự hủy hoại (bản thân và cả người khác), thậm chí đôi lúc gần như chạm mức triết họcà, với tôi cuốn sách này thực sự khó để nhập cuộc, tôi đã mất đến cả tháng trời chỉ đọc đi đọc lại khoảng một chục trang đầu mà không sao tiến thêm được dù cứ chốc chốc lại được chính nhân vật trong sách hỏi "Bạn đến đâu rồi?" nhưng cuối cùng thì tôi cũng đọc xong và cảm thấy thật tốt vì đã đọc và đọc hết vào khoảng thời gian này, có lẽ đây cũng là một con dốc với tôi, mà chỉ bằng cách vượt qua nó tôi mới có thể đọc tiếp cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Hwang Jungeun tôi đã chạm tay vào và mở ra hai năm trước nhưng mãi vẫn chưa thể khép lại (vì đọc được độ 1/3 tôi quyết định phải đọc sách của chị theo trình tự thời gian :>)càng tới gần cái kết tôi càng phải hãm tốc độ lại, không phải vì sợ sự tăm tối và bế tắc mà bởi tôi cảm thấy hình như mình chưa sẵn sàng để rời Komori, rời những ký ức kinh hoàng nhất của Alicia dù Komori đã không còn từ trước đó rất lâu rồi và Alicia, có lẽ tự lúc nào cũng đã mất hút vào dòng người tấp nập qua lại